THÍCH ỨNG VỚI XU HƯỚNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ GIÀ: CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

ADAPTING TO THE TREND OF POPULATION AGING AND AN AGED POPULATION - ELDERLY CARE

Phan Lê Thu Hằng 1 ,
1 Bộ Y tế (Việt Nam) image/svg+xml
* Tác giả liên hệ:

Thông tin bài viết

Thống kê
Lượt tải: 5 Lượt xem: 55
Xuất bản
10-07-2025
Chuyên mục
Báo cáo tổng quan

Tải bài viết

Cách trích dẫn

1.
Lê Thu Hằng P. THÍCH ỨNG VỚI XU HƯỚNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ GIÀ: CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI. JHA [Internet]. Vietnam; 2025 tháng 7 10 [cited 2025 tháng 7 22];1(3):1–17. https://tcsuckhoelaohoa.vn/bvtn/article/view/57 doi: 10.63947/bvtn.v1i3.1
Loading...
Đang tải trích dẫn...

Tóm tắt

Già hóa dân số là một xu hướng toàn cầu, gây ra bởi tuổi thọ trung bình tăng và tỷ lệ sinh giảm, tạo ra các tác động sâu rộng về kinh tế-xã hội. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn này từ năm 2011 và đang đối mặt với tốc độ già hóa thuộc hàng nhanh nhất thế giới, dự kiến sẽ trở thành nước có “dân số già” vào năm 2036. Thách thức lớn nhất của Việt Nam là nguy cơ “già trước khi giàu”, khi quá trình chuyển đổi nhân khẩu học diễn ra nhanh hơn tốc độ tích lũy tài chính quốc gia, đặt ra gánh nặng lên nhiều lĩnh vực. Hệ thống y tế hiện chưa được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người cao tuổi, vốn thường mắc nhiều bệnh mạn tính và có chi phí điều trị cao gấp 7-8 lần người trẻ. Việt Nam đang thiếu hụt các bệnh viện lão khoa, viện dưỡng lão và các mô hình chăm sóc sức khỏe lồng ghép, tích hợp. Về an sinh xã hội, có đến 73% người cao tuổi không có lương hưu, phải tiếp tục lao động hoặc phụ thuộc vào con cháu, trong khi hệ thống bảo hiểm xã hội theo mô hình PAYG đang bị đe dọa bởi sự thay đổi cơ cấu dân số. Thị trường lao động, mặc dù đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, vẫn còn hạn chế với tỷ lệ lao động qua đào tạo và năng suất thấp, ảnh hưởng đến khả năng tích lũy tài chính cho tương lai. Cùng lúc đó, các giá trị gắn kết gia đình truyền thống đang có dấu hiệu suy giảm do quy mô gia đình nhỏ lại và các thành viên sống xa nhau. Để thích ứng hiệu quả, Việt Nam cần một chiến lược cải cách toàn diện, bao gồm việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững , cải thiện thị trường lao động , và điều chỉnh hệ thống y tế theo hướng tăng cường chăm sóc lồng ghép, phát triển mạng lưới lão khoa và các mô hình chăm sóc dài hạn. Song song đó, việc phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đa trụ cột là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao độ bao phủ và đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi

Từ khóa

Già hóa dân số Chăm sóc người cao tuổi An sinh xã hội

Giấy phép

© 2025 Tác giả. Xuất bản bởi Tạp chí Sức khỏe và Lão hóa.