Tập 1 Số 3 (2025): Thích ứng với xu hướng già hóa dân số & dân số già
Bìa và mục lục
Báo cáo tổng quan
THÍCH ỨNG VỚI XU HƯỚNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ GIÀ: CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
ADAPTING TO THE TREND OF POPULATION AGING AND AN AGED POPULATION - ELDERLY CARE
Trang 1-17
Lượt tải: 5 Lượt xem: 55
Già hóa dân số là một xu hướng toàn cầu, gây ra bởi tuổi thọ trung bình tăng và tỷ lệ sinh giảm, tạo ra các tác động sâu rộng về kinh tế-xã hội. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn này từ năm 2011 và đang đối mặt với tốc độ già hóa thuộc hàng nhanh nhất thế giới, dự kiến sẽ trở thành nước có “dân số già” vào năm 2036. Thách thức lớn nhất của Việt Nam là nguy cơ “già trước khi giàu”, khi quá trình chuyển đổi nhân khẩu học diễn ra nhanh hơn tốc độ tích lũy tài chính quốc gia, đặt ra gánh nặng lên nhiều lĩnh vực. Hệ thống y tế hiện chưa được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người cao tuổi, vốn thường mắc nhiều bệnh mạn tính và có chi phí điều trị cao gấp 7-8 lần người trẻ. Việt Nam đang thiếu hụt các bệnh viện lão khoa, viện dưỡng lão và các mô hình chăm sóc sức khỏe lồng ghép, tích hợp. Về an sinh xã hội, có đến 73% người cao tuổi không có lương hưu, phải tiếp tục lao động hoặc phụ thuộc vào con cháu, trong khi hệ thống bảo hiểm xã hội theo mô hình PAYG đang bị đe dọa bởi sự thay đổi cơ cấu dân số. Thị trường lao động, mặc dù đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, vẫn còn hạn chế với tỷ lệ lao động qua đào tạo và năng suất thấp, ảnh hưởng đến khả năng tích lũy tài chính cho tương lai. Cùng lúc đó, các giá trị gắn kết gia đình truyền thống đang có dấu hiệu suy giảm do quy mô gia đình nhỏ lại và các thành viên sống xa nhau. Để thích ứng hiệu quả, Việt Nam cần một chiến lược cải cách toàn diện, bao gồm việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững , cải thiện thị trường lao động , và điều chỉnh hệ thống y tế theo hướng tăng cường chăm sóc lồng ghép, phát triển mạng lưới lão khoa và các mô hình chăm sóc dài hạn. Song song đó, việc phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đa trụ cột là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao độ bao phủ và đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi
Abstract:
Population aging is a global trend driven by rising life expectancy and declining birth rates, creating profound socio-economic impacts. Vietnam officially entered this stage in 2011 and is now facing one of the world’s fastest aging rates, projected to become an “aged society” by 2036. The country’s primary challenge is the risk of “getting old before getting rich,” as its demographic transition outpaces its national financial accumulation, placing immense pressure on multiple sectors. The healthcare system is unprepared for the surging demand from the elderly, who often suffer from multiple chronic diseases and have treatment costs 7-8 times higher than younger individuals. Vietnam currently lacks sufficient geriatric hospitals, nursing homes, and integrated healthcare models. In terms of social security, a staggering 73% of the elderly do not have a pension and must continue to work or rely on their children, while the pay-as-you-go (PAYG) social insurance system is threatened by demographic shifts. The labor market, despite being in its “golden population” period, is constrained by a low rate of trained labor and low productivity, which affects future financial accumulation capabilities. Simultaneously, traditional family support systems are weakening due to smaller family sizes and geographic dispersion. To adapt effectively, Vietnam needs a comprehensive reform strategy, including promoting sustainable economic growth , improving the labor market , and restructuring the healthcare system towards integrated care, geriatric network development, and long-term care models. Concurrently, developing a multi-pillar social security system is critical to expand coverage and ensure the well-being of the elderly.
GÃY XƯƠNG QUANH KHỚP GỐI NHÂN TẠO
PERIPROSTHETIC FRACTURE OF THE KNEE
Trang 18-34
Lượt tải: 7 Lượt xem: 23
Gãy xương quanh khớp gối nhân tạo là biến chứng nặng nề sau thay khớp gối toàn phần, thường xảy ra ở người lớn tuổi, có chất lượng xương kém. Vị trí gãy phổ biến là vùng trên lồi cầu xương đùi, tiếp theo là xương chày và xương bánh chè. Nguyên nhân có thể do chấn thương nhẹ, kỹ thuật phẫu thuật không phù hợp hoặc lỏng khớp nhân tạo. Việc chẩn đoán và điều trị gãy xương quanh khớp gối nhân tạo gặp nhiều thách thức vì ảnh hưởng của khớp nhân tạo và chất lượng xương kém. Điều trị có thể là bảo tồn nếu gãy không di lệch hoặc phẫu thuật nếu có di lệch, lỏng khớp, hoặc gãy xương nhiều mảnh. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: cố định bằng nẹp vít khóa, đóng đinh nội tủy ngược dòng, hoặc thay lại khớp với chuôi dài. Phân loại gãy theo Lewis-Rorabeck và Su giúp định hướng và xử trí phù hợp. Gãy xương chày và xương bánh chè quanh khớp nhân tạo cũng có thể gặp, cần có kế hoạch kỹ lưỡng trước phẫu thuật để tránh biến chứng. Biến chứng sau phẫu thuật có thể gặp là không liền xương, nhiễm trùng, hoặc tổn thương mô mềm thường gặp nếu xử lý không đúng. Việc phòng ngừa bằng sàng lọc người bệnh, cải thiện kỹ thuật thay khớp và theo dõi kỹ sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng giúp giảm tỷ lệ gãy quanh khớp. Điều trị cần phối hợp giữa chỉnh hình, phục hồi chức năng và kiểm soát bệnh nền đi kèm.
VIÊM PHỔI HÍT Ở NGƯỜI CAO TUỔI
ASPIRATION PNEUMONIA IN THE ELDERLY
Trang 35-42
Lượt tải: 8 Lượt xem: 12
Dân số toàn cầu đang già hóa nhanh chóng, dẫn đến sự gia tăng số lượng người cao tuổi – nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hơn và cần được chăm sóc y tế toàn diện, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc dài hạn và điều dưỡng chuyên khoa. Trong bối cảnh này, viêm phổi hít đã trở thành một mối quan tâm đáng kể do tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong lớn cũng như gánh nặng tài chính đáng kể, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi cần nhập đơn vị hồi sức tích cực (ICU). Viêm phổi hít được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi do hít phải thức ăn, chất lỏng, nước bọt hoặc dịch vị vào phổi, thường xảy ra khi chức năng nuốt hoặc ý thức bị suy giảm. Triệu chứng có thể bao gồm ho, sốt, khó thở, đau ngực và mệt mỏi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm rối loạn thần kinh, rối loạn ý thức, tuổi cao và các tình trạng ảnh hưởng đến chức năng nuốt. Chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng, hình ảnh học như X-quang ngực hoặc CT scan, và nếu cần, đánh giá chức năng nuốt. Điều trị thường bao gồm kháng sinh và trong những trường hợp nặng, có thể cần liệu pháp oxy hoặc thở máy. Các biện pháp phòng ngừa tập trung vào việc quản lý các yếu tố nguy cơ, cải thiện chức năng nuốt và duy trì vệ sinh răng miệng. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin về viêm phổi hít ở người cao tuổi, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị, nhằm nâng cao nhận thức và góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong liên quan đến tình trạng này.
Nghiên cứu gốc
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KỸ THUẬT ALL – INSIDE VỚI MẢNH GHÉP GÂN MÁC DÀI TỰ THÂN TẠI BV THỐNG NHẤT
EVALUATE THE RESULT OF ARTHROSCOPIC ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT RECONSTRUCTION WITH ALL – INSIDE TECHNIQUE WITH PERONEUS LONGUS GRAFT IN THONG NHAT HOSPITAL
Trang 43-46
Lượt tải: 4 Lượt xem: 12
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước (DCCT) bằng kỹ thuật tất cả bên trong (All – inside) tại khoa CTCH – BV Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 186 bệnh nhân (BN) bị đứt DCCT được phẫu thuật nội soi tại BV Thống Nhất từ tháng 02/2021 – 06/2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: Tất cả BN được theo dõi sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, đánh giá theo thang điểm Lyshome, tốt và rất tốt đạt 17,75% sau 1 tháng, 87,64% sau 3 tháng. Kết luận: Phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT bằng kỹ thuật All - inside là một phương pháp mới với nhiều hứa hẹn, lợi điểm là đường rạch da nhỏ, không khoan vỡ thành xương, mảnh ghép có kích thước lớn, lực kéo căng mảnh ghép ra hai đầu.
Abstract:
Objective: To evaluate the result of arthroscopic anterior cruciate ligament reconstruction with all inside technique in Orthopaedic department - Thong Nhat hospital. Subjects and research Methods: 186 patients with ACL ruptured have arthroscopic surgery in Thong Nhat hospital from 02/2021 to 06/2024, the prospective study. Results: All patients were monitored 1 month, 3 months, 6 months after surgery, evaluated on a Lyshome score, good and very good, reaching 17.75% after 1 month, 87.64% after 3 months. Conclusion: Arthroscopic ACL reconstruction with all inside technique is a new promising method with the advantage of small skin incision, no cavity fracture into bone, large size graft, and tension force.
LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH THẬN MẠN: TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
OSTEOPOROSIS IN ELDERLY PATIENTS WITH CHRONIC KIDNEY DISEASE: PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS
Trang 47-53
Lượt tải: 1 Lượt xem: 9
Loãng xương là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thậnmạn (BTM), đặc biệt tại các vị trí dễ gãy xương như cổ xương đùi. Việc tầm soát loãng xương ở nhóm đối tượng này vẫn chưa được chú trọng đầy đủ trong thực hành lâm sàng, đặc biệt tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ≥70 tuổi mắc BTM.Nghiên cứu cắt ngang trên 76 bệnh nhân ≥70 tuổi mắc BTM giai đoạn 3–5 (47 bệnh nhân chưa lọc máu, 29 bệnh nhân lọc máu chu kỳ) tại Bệnh viện Thống Nhất từ 9/2022-6/2024. Bệnh nhân được thu thập dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng và đo mật độ xương (MĐX) tại 3 vị trí: cột sống thắt lưng (CSTL), toàn bộ xương đùi (TBXĐ), và cổ xương đùi (CXĐ). Hồi quy logistic xác định yếu tố dự đoán loãng xương, đánh giá độ chính xác qua AUC. Tỷ lệ loãng xương chung là 43,4%, cao nhất tại CXĐ (40,8%). MĐX trung bình tại CXĐ (0,559 ± 0,147 g/cm²) thấp hơn đáng kể so với TBXĐ (0,713 ± 0,168) và CSTL (0,901 ± 0,209; p < 0,001). Các yếu tố bảo vệ độc lập gồm giới tính nam (OR = 0,082; p < 0,001) và BMI cao (OR = 0,670; p = 0,004). Lọc máu chu kỳ là yếu tố nguy cơ độc lập (OR = 4,368; p = 0,027). Mô hình dự báo ba biến này đạt AUC = 0,89. Bệnh nhân ≥70 tuổi mắc BTM, đặc biệt nữ giới, có BMI thấp và đang lọc máu chu kỳ, có nguy cơ loãng xương cao, nhất là tại cổ xương đùi. Đo MĐX nên được đưa vào tầm soát thường quy để can thiệp sớm.
Abstract:
Osteoporosis is a common complication in elderly patients with chronic kidney disease (CKD), particularly at fracture-prone sites such as the femoral neck. However, osteoporosis screening in this population remains insufficient in routine clinical practice, especially in Vietnam. This study aimed to determine the prevalence of osteoporosis and its associated factors in patients aged ≥70 years with CKD. A cross-sectional study was conducted on 76 patients aged ≥70 years with stage 3–5 CKD (including 47 predialysis and 29 maintenance hemodialysis patients) at Thong Nhat Hospital from September 2022 to June 2024. Clinical and laboratory data were collected, and bone mineral density (BMD) was measured using DXA at three sites: lumbar spine (LS), total hip (TH), and femoral neck (FN). Logistic regression was used to identify predictors of osteoporosis, with model accuracy evaluated by AUC. The overall prevalence of osteoporosis was 43.4%, highest at the femoral neck (40.8%). Mean BMD at the femoral neck (0.559 ± 0.147 g/cm²) was significantly lower than at the total hip (0.713 ± 0.168) and lumbar spine (0.901 ± 0.209; p < 0.001). Independent protective factors included male sex (OR = 0.082; p < 0.001) and higher BMI (OR = 0.670; p = 0.004). Maintenance hemodialysis was identified as an independent risk factor (OR = 4.368; p = 0.027). The predictive model incorporating these three variables achieved good accuracy (AUC = 0.89). Patients aged ≥70 years with CKD—particularly women, those with low BMI, and those on maintenance hemodialysis—are at high risk of osteoporosis, especially at the femoral neck. Routine BMD screening should be implemented for early detection and timely intervention.
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TẾ BÀO KHỔNG LỒ CỦA XƯƠNG
EVALUATION OF CLINICAL FEATURES, PARACLINICAL FINDINGS, AND TREATMENT OUTCOMES OF GIANT CELL TUMOR OF BONE
Trang 54-59
Lượt tải: 3 Lượt xem: 10
Nghiên cứu nhầm mục tiêu đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tế bào khổng lồ (GCT) ở xương. 15 bệnh nhân GCT từ 20 đến 40 tuổi với u xương, được phẫu thuật và gửi giải phẫu bệnh, được chẩn đoán là “khối u tế bào khổng lồ của xương” tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2024. Kết quả nghiên cứu 6 nam và 9 nữ. Các vị trí thường gặp nhất là xương chày (53,3%). Hình thái mô học phổ biến nhất là xơ hóa, có trong 11 (73,3%) trường hợp. Thời gian theo dõi trung bình 55 tháng. 3/15 trường hợp tái phát cục bộ và 0 trường hợp di căn. GCT ở nghiên cứu chúng tôi chung đặc điểm bệnh lý với các quần thể GCT kinh điển. Không có đặc điểm mô học nào tương quan với kết quả bất lợi. Phương pháp bóc u, trám xi măng là một lựa chọn điều trị tốt.
Abstract:
To evaluate the clinical features, paraclinical findings, and treatment outcomes of giant cell tumor (GCT) of bone. Fifteen patients aged 20 to 40 years with bone lesions underwent surgery and histopathological examination and were diagnosed with “giant cell tumor of bone” between January 2011 and December 2024. There were 6 males and 9 females. The most common tumor location was the tibia (53.3%). The most frequent histological pattern was fibrosis, present in 11 cases (73.3%). The average follow-up duration was 55 months. Local recurrence occurred in 3 out of 15 cases, with no cases of metastasis. The GCT cases in our study shared pathological characteristics with classic GCT populations. No specific histological feature was associated with adverse outcomes. Curettage combined with bone cement filling proved to be an effective treatment option.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐÓNG HẬU MÔN NHÂN TẠO SAU PHẪU THUẬT HARTMANN Ở KHOA NGOẠI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
LAPAROSCOPIC REVERSAL OF HARTMANN’S PROCEDURE IN THE DEPARTMENT OF GASTROINTESTINAL SURGERY AT THONG NHAT HOSPITAL
Trang 60-63
Lượt tải: 1 Lượt xem: 11
Phẫu thuật nội soi phục hồi lưu thông ruột sau Hartmann mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn là thách thức đáng kể với phẫu thuật viên tiêu hóa. Đánh giá tính khả thi, an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi đóng hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật Hartmann tại Bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu hồi cứu mô tả phân tích 35 trường hợp được thực hiện từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2025. Bệnh nhân đã được phẫu thuật Hartmann, còn hậu môn nhân tạo đại tràng kiểu tận, được phẫu thuật nội soi phục hồi lưu thông ruột. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi là 85,71%. Biến chứng chính là nhiễm trùng vết mổ (30%), xì miệng nối và tắc ruột (mỗi loại 3%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 162 phút, thời gian nằm viện trung bình là 9,3 ngày. Không có trường hợp tử vong. Phẫu thuật nội soi đóng hậu môn nhân tạo sau Hartmann là phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả, với tỉ lệ thành công cao và biến chứng thấp.
Abstract:
Laparoscopic restoration of intestinal continuity after Hartmann’s procedure offers significant benefits but remains a considerable challenge for gastrointestinal surgeons. To evaluate the feasibility, safety, and efficacy of laparoscopic colostomy closure after Hartmann’s procedure at Thong Nhat Hospital. A retrospective descriptive analysis was conducted on 35 cases from February 2017 to May 2025. Patients who had undergone Hartmann’s procedure with an end colostomy and received laparoscopic intestinal continuity restoration were included. The laparoscopic success rate was 85.71%. Major complications included surgical site infection (30%), anastomotic leakage, and intestinal obstruction (3% each). The average operative time was 162 minutes, and the mean hospital stay was 9.3 days. There were no mortality cases. Laparoscopic reversal of Hartmann’s procedure is a feasible, safe, and effective method with a high success rate and low complication rate.
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT TIM
INVESTIGATION OF PROCALCITONIN LEVELS IN PATIENTS AFTER CARDIAC SURGERY
Trang 64-69
Lượt tải: 5 Lượt xem: 14
Người bệnh sau phẫu thuật tim có nồng độ procalcitonin (PCT) huyết thanh tăng cao liên quan đến các biến chứng sau phẫu thuật. Việc sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể liên quan đến sự gia tăng nồng độ PCT trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật tim. Mục tiêu chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát nồng độ procalcitonin huyết thanh ở người bệnh sau phẫu thuật tim. Cắt ngang phân tích 52 NB phẫu thuật tim chương trình thỏa tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Giá trị trung vị nồng độ PCT huyết thanh: 3.2 pg/ml. Giá trị cao nhất là 175 pg/ml, thấp nhất là 0.03 pg/ml. Nồng độ procalcitonin huyết thanh giữa nhóm người bệnh phẫu thuật tim có và không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể lần lượt là 20.7 (KTC 95%: 9.5-31.8) và 2.8 (0.03-5.7), p=0,15. Diện tích dưới đường cong AUC= 0.42 có ý nghĩa không tốt khi dựa vào PCT huyết thanh để chẩn đoán nhiễm trùng. Nồng độ procalcitonin huyết thanh tăng cao ở người bệnh sau phẫu thuật tim. Một giá trị PCT tăng chưa đủ bằng chứng chẩn đoán nhiễm trùng để đưa ra quyết định lâm sàng.
Abstract:
Cardiac surgery patients with elevated serum procalcitonin (PCT) levels are associated with postoperative complications. The use of extracorporeal circulation is linked to an increase in PCT levels within the first 24 hours after cardiac surgery. We conducted this study with the aim of investigating serum procalcitonin levels in patients after cardiac surgery. A cross-sectional, 52 cardiac surgery patients meeting the inclusion criteria for the study. The median serum PCT level was 3.2 pg/ml. The highest value was 175 pg/ml, and the lowest was 0.03 pg/ml. Serum procalcitonin levels between the group of cardiac surgery patients with and without the use of extracorporeal circulation were 20.7 (95% CI: 9.5-31.8) and 2.8 (0.03-5.7), respectively, p=0.15. The area under the ROC curve (AUC) of 0.42 indicates poor significance when relying on serum PCT to diagnose infection. Serum procalcitonin levels are elevated in patients after cardiac surgery. An elevated PCT value alone is not sufficient evidence to diagnose infection for clinical decision-making.
KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ GÓI 1 GIỜ TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
SURVEY 1-HOUR BUNDLE COMPLIANCE IN CARE OF SEPSIS AND SEPTIC SHOCK PATIENTS AT THONG NHAT HOSPITAL
Trang 70-76
Lượt tải: 4 Lượt xem: 13
Khảo sát và đánh giá tỷ lệ tuân thủ gói 1 giờ trong chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Thống Nhất. Đánh giá mối liên quan giữa việc tuân thủ gói 1 giờ và kết cục của bệnh nhân. Nghiên cứu hồi cứu trên 55 bệnh nhân nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất từ 01/2024 đến 07/2024. Bệnh nhân được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo Sepsis-3 và chưa được điều trị trước đó. Đánh giá tuân thủ gói 1 giờ bao gồm các yếu tố: cấy máu, khởi đầu kháng sinh, bù dịch, đo lactate máu và sử dụng vận mạch khi có chỉ định. Trong 55 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, nam chiếm 50,1%; nữ chiếm 49,1% với độ tuổi trung bình là 79 ± 18,35. Tại khoa cấp cứu có 43/55 (78,2%) trường hợp nhiễm khuẩn huyết, 12/55 (21,8%) trường hợp sốc nhiễm khuẩn.Tiền căn tăng huyết áp chiếm đa số (65,5%) với tiêu điểm nhiễm trùng thường gặp nhất là đường hô hấp (54,5%), tiết niệu (30,9%) trong đó 14 trường hợp có từ 2 ổ nhiễm trùng trở lên. Về việc tuân thủ gói một giờ trong chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, có 35/55 (63,6%) hoàn thành gói một giờ và 25,4% không hoàn thành. Việc tuân thủ gói một giờ qua những phân tích ban đầu cho thấy cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn với OR = 5,07 (p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tuân thủ gói một giờ đã có cái thiện theo thời gian, càng ngày càng được áp dụng một cách nghiêm ngặt trong lâm sàng. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả và tầm quan trọng của việc tuân thủ gói một giờ trong cải thiện tỷ lệ sống còn của bệnh nhân.
Abstract:
Survey compliance with the 1-hour sepsis bundle in patients with sepsis and septic shock at Thong Nhat hospital and analyze the relation between compliance with the 1-hour bundle and patient’s outcomes. A retrospective study was conducted on 55 patients admitted to the Emergency Department of Thong Nhat Hospital from January 2024 to July 2024. Patients were selected based on the diagnostic criteria for sepsis in Sepsis-3 definition with no prior treatment. Compliance with the 1-hour sepsis bundle was assessed, including blood culture collection, initiation of antibiotics, fluid resuscitation, lactate measurement, and vasopressor administration when needed. In 55 patients included in the study, male accounted for 50.1%; proportion of female was 49.1% with mean age was 79 ± 18.35. According ro the diagnosis of emergency doctors, there were 43/55 (78.2%) cases of sepsis and 12/55 (21.8%) cases of septic shock. The history of hypertension was the majority (65.5%) with the most common focus of infection being the respiratory tract (54.5%), urinary tract (30.9%), of which 14 cases had 2 or more foci of infection. Regarding compliance with the one-hour bundle in the care of patients with sepsis and septic shock, 35/55 (63.6%) completed the one-hour package and 25.4% did not complete it. Adherence to the one-hour bundle in primary analyses showed improved mortality in patients with sepsis and septic shock with OR = 5.07 (p < 0.05). Our study showed that proportion of one-hour bundle compliance had improved over time, with increasing clinical application. It also demonstrated the effectiveness and importance of adherence to the one-hour bundle in improving sepsis and septic shock patient survival.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐỘT BIẾN GEN KRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
CLINICAL CHARACTERISTICS AND RELATIONSHIP WITH KRAS, BRAF GENE MUTATIONS IN COLORECTAL CANCER PATIENTS
Trang 77-80
Lượt tải: 0 Lượt xem: 11
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ác tính phổ biến với tỷ lệ mắc và tử vong cao. Các đột biến gen KRAS và BRAF đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và tiên lượng bệnh, nhưng mối liên quan giữa chúng với đặc điểm lâm sàng tại Việt Nam vẫn cần được nghiên cứu thêm. Khảo sát tỷ lệ đột biến gen KRAS và BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng, đồng thời phân tích mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, dịch tễ và giai đoạn bệnh. Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 92 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 2/2020 đến tháng 12/2024. Dữ liệu bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng, vị trí khối u, giai đoạn bệnh và kết quả xét nghiệm đột biến gen. Tuổi trung vị của bệnh nhân là 66, tỷ lệ nam/nữ là 2.1. Triệu chứng phổ biến gồm đau bụng (71.7%), đi tiêu ra máu (38%). Tỷ lệ đột biến KRAS là 35.9% (chủ yếu G12D và G12V), BRAF là 6.5%, không ghi nhận đột biến NRAS. Đột biến KRAS và BRAF không liên quan đến tuổi, giới tính, triệu chứng lâm sàng hoặc giai đoạn bệnh (p>0.05), nhưng có mối liên quan với hạch ngoại vi (p=0.035). Đột biến KRAS và BRAF khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng nhưng không liên quan rõ rệt với đặc điểm lâm sàng hoặc giai đoạn bệnh. Xét nghiệm
gen đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị cá thể hóa.
Abstract:
Colorectal cancer is one of the most common malignancies with high incidence and mortality rates. KRAS and BRAF mutations play a crucial role in its pathogenesis and prognosis, but their association with clinical characteristics in Vietnam requires further investigation. To investigate the prevalence of KRAS and BRAF mutations in colorectal cancer patients and analyze their relationship with clinical, epidemiological, and disease-stage features. A retrospective descriptive study was conducted on 92 colorectal cancer patients diagnosed and treated at Thong Nhat Hospital from February 2020 to December 2024. Data included demographic characteristics, clinical symptoms, tumor location, disease stage, and genetic mutation test results. The median age of patients was 66, with a male/female ratio of 2.1. Common symptoms included abdominal pain (71.7%) and bloody stools (38%). The mutation rates were 35.9% for KRAS (predominantly G12D and G12V), 6.5% for BRAF, and no NRAS mutations were detected. KRAS and BRAF mutations showed no significant association with age, gender, clinical symptoms, or disease stage (p>0.05), but were linked to peripheral lymphadenopathy (p=0.035). KRAS and BRAF mutations are relatively common in colorectal cancer patients but are not strongly associated with clinical features or disease stage. Genetic testing remains essential for personalized diagnosis and treatment.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG NẸP VÍT KHÓA VỚI SỰ HỖ TRỢ MÔ HÌNH IN 3D TRƯỚC MỔ
EVALUATION OF SHOULDER JOINT REHABILITATION AFTER SURGERY OF PROXIMAL HUMERUS FRACTURE WITH THE SUPPORT OF 3D PRINTING MODELS PRIOR TO SURGERY
Trang 81-86
Lượt tải: 2 Lượt xem: 10
46 bệnh nhân (BN) bị gãy đầu trên xương cánh tay có chụp dựng hình CT-scan từ tháng 01/2019 đến tháng 4/2024 được chia làm 2 nhóm, nhóm 1: 22 BN được in mô hình 3D xương gãy và nhóm 2: 24 BN không in mô hình 3D. Tất cả BN được phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa. Các BN theo dõi liền xương và biến dạng trên X-quang, đánh giá chức năng khớp vai theo thang điểm Constant. Thời gian phẫu thuật ở nhóm 1 (90,68 ± 13,029) ngắn hơn nhóm 2 (105,25 ± 12,037). Lượng máu mất ở nhóm 1 (164,55 ± 50,042) ít hơn nhóm 2 (218,75 ± 28,789). Tỷ lệ lành xương sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm là 100%. Chức năng khớp vai rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ cao là 82,6%, và tương đồng giữa 2 nhóm. Các biến chứng sau mổ chiếm tỷ lệ thấp và không có sự khác biệt giữa hai nhóm trong nhiễm trùng bề mặt vết mổ, xung đột dưới mỏm cùng vai. Chưa thấy các biến chứng vít thủng chỏm, gãy nẹp, viêm xương, không liền xương.
Abstract:
46 patients (patients) with proximal humerus fractures were operated on at Thong Nhat Hospital from January 2019 to April 2024. They were divided into 2 groups, group 1: 22 patients with the support of 3D printing models and group 2: 24 patients without 3D models. All patients were open reduction and internal fixation with a locking plate on the proximal humerus. The patients were evaluated for bone healing and deformity on X-ray, and shoulder function was assessed according to the Constant scale. Surgical time of group 1 (90.68 ± 13.029) was shorter than group 2 (105.25 ± 12.037). Mean blood loss of group 1 (164.55 ± 50.042) was less than group 2 (218.75 ± 28.789). Shoulder function were very good and good, accounting for a high rate of 82.6%, and there was no difference between the 2 groups. Postoperative complications had a low rate and there was no difference between the 2 groups in wound surface infection and subacromial conflict. Complications of screw perforation, osteomyelitis, and bone nonunion have not been observed.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁI THÔNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
RECANALIZATION OUTCOMES IN ACUTE ISCHEMIC STROKE PATIENTS AT THONG NHAT HOSPITAL AND ASSOCIATED FACTORS
Trang 87-94
Lượt tải: 5 Lượt xem: 12
Tái thông mạch máu sớm trong nhồi máu não cấp là chiến lược hiệu quả, giúp phục hồi thần kinh, nhưng kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đặc điểm nền của bệnh nhân. Đánh giá hiệu quả tái thông và khảo sát các yếu tố liên quan đến cải thiện thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp. Mô tả hồi cứu trên 186 bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2024 đến tháng 03/2025. Phân tích lâm sàng (NIHSS, mRS), mức độ tái thông (TICI) và các yếu tố liên quan. Tỉ lệ cải thiện NIHSS ≥4 điểm cao ở nhóm lấy huyết khối đơn thuần và nhóm bridging lần lượt là 80,7% và 90,3%. Tỷ lệ tái thông TICI 3 cao nhất ở nhóm bridging (64,5%). Điểm mRS xuất viện 0–2 cao nhất ở nhóm tiêu huyết khối đơn thuần (80,6%). Các yếu tố liên quan đến cải thiện chức năng thần kinh gồm: mRS nền 0–2 (p=0,016), huyết áp trước can thiệp (p<0,05), điểm NIHSS ban đầu (p=0,004), glucose máu trước can thiệp (p=0,003), mức độ tái thông (p=0,048), và chuyển dạng xuất huyết (p=0,001). Phối hợp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết khối cải thiện chức năng thần kinh nhiều nhất. Nhiều yếu tố nền giúp dự báo tiên lượng và cần được đánh giá trước can thiệp.
Abstract:
Early vascular recanalization in acute ischemic stroke is an effective therapeutic strategy for neurological recovery; however, the outcome is influenced by various patient-related and baseline factors. To evaluate the effectiveness of recanalization therapy and investigate factors associated with neurological improvement in patients with acute ischemic stroke. A retrospective descriptive study was conducted on 186 acute ischemic stroke patients treated at Thong Nhat Hospital from January 2024 to March 2025. Clinical assessments (NIHSS, mRS), degree of recanalization (TICI), and associated factors were analyzed. The proportion of patients with NIHSS improvement ≥4 points was high in the thrombectomy-only and bridging therapy groups, at 80,7% and 90,3%, respectively. The highest rate of complete recanalization (TICI 3) was observed in the bridging therapy group (64,5%). The highest proportion of favorable functional outcome at discharge (mRS 0–2) was seen in the IV thrombolysis-only group (80,6%). Factors significantly associated with neurological improvement included: baseline mRS 0–2 (p=0,016), pre-intervention blood pressure (p<0,05), initial NIHSS score (p=0,004), pre-intervention blood glucose level (p=0,003), degree of recanalization (p=0,048), and hemorrhagic transformation (p=0,001). Combined intravenous thrombolysis and mechanical thrombectomy yielded the greatest neurological improvement. Multiple baseline factors are predictive of prognosis and should be thoroughly assessed prior to intervention.
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP MỔ HỞ VÀ MỔ NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ 04/2023 ĐẾN 04/2024
A COMPARISON BETWEEN LAPAROSCOPIC AND OPEN INGUINAL HERNIA SURGERY IN THONG NHAT HOSPITAL
Trang 95-98
Lượt tải: 2 Lượt xem: 9
Khảo sát đặc điểm bệnh thoát vị bẹn và so sánh phương pháp mổ hở và mổ nội soivđiều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Thống Nhất từ 04/2023 đến 04/2024. Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 139 bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị bằng mổ hở và mổ nội soi trong thời gian nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 139 bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị tại bệnh viện, phần lớn là nam giới, bệnh thường gặp ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi và chủ yếu sống tại TPHCM. Khoa Ngoại tiêu hóa đã tiến hành các phương pháp điều trị thoát vị bẹn, trong đó có 72.66% dùng phương pháp mổ hở. Đa số bệnh nhân thoát vị bẹn một bên được mổ hở (80,34%) và thoát vị bẹn hai bên được mổ nội soi (68.18%). Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân mổ thoát vị bẹn là 7.99± 3.6 ngày. Số lượng bệnh nhân thoát vị bẹn đến điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hoá Bệnh viện Thống Nhất khá đông, chủ yếu sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị bẹn thích hợp dựa trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể và tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Abstract:
To survey the characteristics of inguinal hernia and compare between the open and laparoscopic inguinal hernia surgery at Thong Nhat Hospital from April 2023 to April 2024. A restrospective study of 139 patients with laparoscopic and open inguinal hernia surgery in Thong Nhat hospital during the study period. Of 139 included patients, 97.8% were men, and the median (IQR) age was 60 (20-88) years. Compared between open and laparoscopic repair was associated with a nonsignificant duration of hospitalization. Most of patient lived in Ho Chi Minh City. We performed 72.66% open surgery. The majority of patients with unilateral inguinal hernias were treated with open surgery (80.34%) and bilateral inguinal hernias were treated with laparoscopic surgery (68.18%). The average duration of hospitalization for patients undergoing inguinal hernia surgery was 7.99±3.6 days. Most of patients has lived in Ho Chi Minh city. Duration of hospitalization was similar for the laparoscopic and open general anesthesia groups. Individualisation treatment with laparoscopic or open repair for patients and the decision should be made considering both patient and surgeon factors.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA BĂNG KHÁNG KHUẨN CHỨA BẠC TRÊN VẾT THƯƠNG BỎNG NÔNG TẠI KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH - BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
CLINICAL EVALUATION OF SILVER-CONTAINING ANTIMICROBIAL DRESSING IN THE TREATMENT OF SUPERFICIAL THERMAL BURNS AT THE DEPARTMENT OF ORTHOPEDIC TRAUMA SURGERY, THONG NHAT HOSPITAL
Trang 99-103
Lượt tải: 0 Lượt xem: 8
Đánh giá hiệu quả lâm sàng của băng kháng khuẩn chứa bạc trên vết thương bỏng nông. Nghiên cứu tiến cứu 32 người bệnh được điều trị bỏng nhiệt tại Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Thống Nhất. Người bệnh được thay băng với băng kháng khuẩn chứa bạc, theo dõi và đánh giá hiệu quả lâm sàng dựa trên diễn biến tại chỗ của vết thương. Băng bám vết thương tốt, thay băng dễ dàng, ít gây đau và chảy máu khi thay băng. Số ngày điều trị trung bình là 11,2 ± 5,8. Chỉ 9,4% người bệnh gặp nhiễm trùng vết thương. Băng kháng khuẩn chứa bạc là loại băng có hiệu quả lâm sàng tốt trên vết thương bỏng nông do nhiệt.
Abstract:
Evaluate the clinical efficacy of silver-containing antimicrobial dressings on superficial burn wounds. A prospective study involving 32 patients treated for thermal burns at the Trauma and Orthopedic Surgery Department of Thong Nhat Hospital. The patients were dressed with silver-containing antimicrobial bandages, and clinical efficacy was assessed based on the local wound progression. The dressing adhered well to the wound, was easy to change, and caused minimal pain and bleeding during dressing changes. The average treatment duration was 11.2 ± 5.8 days. Only 9.4% of patients experienced wound infection. Silver-containing antimicrobial dressings are effective in the clinical management of superficial thermal burn wounds.
KHẢO SÁT TỶ LỆ ALBUMIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
SURVEY OF URINARY ALBUMIN RATE IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AND TYPE 2 DIABETES
Trang 104-109
Lượt tải: 3 Lượt xem: 10
Albumin niệu là một chỉ dấu quan trọng giúp phát hiện sớm tổn thương thận và nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, ngay cả khi mức lọc cầu thận (eGFR) vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên, dữ liệu về tỷ lệ hiện mắc albumin niệu trong dân số Việt Nam còn hạn chế. Đánh giá tỷ lệ hiện mắc albumin niệu và các yếu tố lâm sàng liên quan ở bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 và/hoặc tăng huyết áp có eGFR ≥60 mL/phút/1,73m². Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 209 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Các đặc điểm lâm sàng, tình trạng kiểm soát huyết áp, và dữ liệu xét nghiệm bao gồm tỷ lệ albumin/creatinin nước tiểu (UACR) được thu thập. Albumin niệu được định nghĩa là UACR ≥30 mg/g, gồm microalbumin niệu (30–299 mg/g) và macroalbumin niệu (≥300 mg/g). Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan với albumin niệu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 68,04 ± 13,94 tuổi, trong đó 38,8% mắc đái tháo đường type 2. Tỷ lệ albumin niệu chung là 27,7%, bao gồm 16,7% albumin niệu vi thể và 11,0% albumin niệu đại thể. Có 58,7% bệnh nhân được kiểm soát huyết áp. Chỉ 42,5% bệnh nhân đái tháo đường đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết. Albumin niệu đại thể phổ biến hơn đáng kể ở nhóm không kiểm soát huyết áp (18,6% so với 5,7%, p < 0,01). Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa albumin niệu và tuổi, giới, thừa cân/béo phì hoặc bệnh tim mạch xơ vữa. Albumin niệu phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, đặc biệt ở nhóm kiểm soát huyết áp kém. Kết quả này cho thấy cần thiết xét nghiệm albumin niệu định kỳ và điều trị sớm bằng các thuốc thận để ngăn ngừa biến chứng ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao tại Việt Nam.
Abstract:
Albuminuria is a key marker for early kidney damage and cardiovascular risk in patients with diabetes and hypertension, even when glomerular filtration rate (GFR) is preserved. However, data on the prevalence of albuminuria in Vietnamese populations remains limited. To assess the prevalence of albuminuria and its associated clinical factors in patients with type 2 diabetes and/or hypertension. This cross-sectional study included 209 patients at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. Clinical characteristics, blood pressure control, and laboratory data including urinary albumin-to-creatinine ratio (UACR) were collected. Albuminuria was defined as UACR ≥30 mg/g, including microalbuminuria (30–299 mg/g) and macroalbuminuria (≥300 mg/g). Logistic regression was used to identify factors associated with albuminuria. The mean age was 68.04 ± 13.94 years, and 38.8% had type 2 diabetes. Overall, 27.7% of patients had albuminuria, including 16.7% with microalbuminuria and 11.0% with macroalbuminuria. Blood pressure was controlled in 58.7% of participants. Only 42.5% of diabetic patients achieved glycemic targets. Macroalbuminuria was significantly more common in patients with uncontrolled blood pressure (18.6% vs. 5.7%, p < 0.01). No significant associations were found between albuminuria and age, sex, or ASCVD. Albuminuria is prevalent in patients with diabetes and hypertension, particularly among those with uncontrolled blood pressure. These findings support routine screening for albuminuria and early initiation of renoprotective therapy to prevent renal and cardiovascular complications in high-risk Vietnamese populations.
PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2024
ANALYSIS OF COSTS OF DRUG USE IN TREATMENT AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2024
Trang 110-117
Lượt tải: 2 Lượt xem: 14
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích chi phí sử dụng thuốc trong điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu chi phí sử dụng thuốc trong điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2024. Trong năm 2024 Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận và điều trị cho 650.000 lượt bệnh nhân bảo hiểm y tế, trong đó lượt khám chữa bệnh ngoại trú hơn 595.000 lượt (chiếm 90,63%). Tổng chi phí thuốc là 490,89 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 36,98% tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thuốc tân dược chiếm 97,32% chi phi thuốc và thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền chiếm 2,86%. Thuốc nhập khẩu chiếm đến 76,2% chi phí thuốc sử dụng. Thuốc biệt dược gốc, thuốc nhóm 1 và nhóm 2 là những nhóm thuốc có chi phí sử dụng cao nhất (lần lượt chiếm 38,63%, 25,59% và 13,11%). Nhóm thuốc điều trị tim mạch và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, hocmon có số lượng sử dụng nhiều nhất chiếm 35,61% và 22,0%. Theo phân tích ABC/VEN các thuốc thiết yếu loại E được sử dụng nhiều nhất cả về số lượng danh mục và chi phí (tỷ lệ lần lượt là 58,55% và 75,51%). Nhóm thuốc như AV, AE, AN, BV, CV chiếm 84,72% về giá trị sử dụng. Nhóm thuốc CN chỉ chiếm 0,87% tổng giá trị sử dụng thuốc trong năm 2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2024 phù hợp với mô hình bệnh tật của Bệnh viện. Danh mục thuốc đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh.
Abstract:
This study was conducted to analyze drug expenditure in treatment at Thống Nhất Hospital in 2024. A retrospective cross-sectional descriptive study analyzing drug usage costs in treatment at Thống Nhất Hospital in 2024. In 2024, Thống Nhất Hospital provided medical examination and treatment services to 650,000 health insurance patients, with over 595,000 outpatient visits, accounting for 90.63%. The total drug expenditure was VND 490.89 billion, representing 36.98% of the total health insurance medical examination and treatment costs. Western medicines accounted for 97.32% of the drug costs, while herbal and traditional medicines made up 2.86%. Imported drugs constituted 76.2% of the total drug expenditure. Original brand-name drugs, Group 1, and Group 2 drugs were the highest-cost categories, accounting for 38.63%, 25.59%, and 13.11% respectively. Cardiovascular drugs and those affecting the endocrine system and hormones were the most utilized, comprising 35.61% and 22.0% respectively. According to the ABC/VEN analysis, essential drugs classified as ‘E’ were the most used in terms of both quantity and cost, accounting for 58.55% and 75.51% respectively. Drug groups such as AV, AE, AN, BV, and CV represented 84.72% of the total drug expenditure. The CN group accounted for only 0.87% of the total drug expenditure in 2024. The study results indicate that the drug formulary used at Thống Nhất Hospital in 2024 aligns with the hospital’s disease patterns. The diverse and comprehensive drug list meets the treatment needs of patients.
ỨNG DỤNG SIX SIGMA TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HIỆU NĂNG XÉT NGHIỆM SINH HÓA TẠIBỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
APPLICATION OF SIX SIGMA IN THE EVALUATION AND IMPROVEMENT OF BIOCHEMISTRY TESTING PERFORMANCE AT THONG NHAT HOSPITAL
Trang 118-124
Lượt tải: 4 Lượt xem: 12
Khảo sát nhằm đánh giá và cải tiến hiệu năng phương pháp xét nghiệm (PPXN) 10 chỉ số sinh hóa trên 2 dòng máy AU5800 (Beckman Coulter) và cobas c503 (Roche Diagnostics) bằng công cụ Six Sigma. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 10 chỉ số: glucose, urea, creatinine (Jaffe), cholesterol, triglyceride, AST, GGT, axit uric, HDL-cho, total bilirubin. Thu thập số liệu nội kiểm, ngoại kiểm trên 2 thiết bị trong cùng điều kiện PXN, cùng vật liệu kiểm tra, cùng thời gian từ tháng 01- 03/2024, tính giá trị Sigma. Đánh giá hiệu năng và thực hiện hành động cải tiến với xét nghiệm có hiệu năng thấp. Máy AU5800 có 5/10 XN (urea, creatinine, cholesterol, HDL-cho, total bilirubin) có điểm Sigma < 3, 2/10 XN (glucose, AST) có điểm 3 < Sigma < 6, có 3/10 XN (triglyceride, GGT, axit uric) có điểm Sigma > 6. Máy cobas c503 có 1/10 XN (creatinine) có điểm Sigma < 3, có 4/10 XN (urea, cholesterol, AST, total bilirubin) có điểm 3 < Sigma < 6, có 5/10 XN (glucose, triglyceride, GGT, axit uric, HDL-cho) có điểm Sigma > 6. Các XN có mức hiệu năng “chấp nhận được - xuất sắc” trên thiết bị AU5800 chiếm 50%, cobas c503 là 90%. XN creatinin (Jaffe) có hiệu năng “không tốt” trên cả 2 hệ thống, hệ thống c503 sau khi cải tiến chuyển đổi PPXN sang creatinin (enzym) hiệu năng thay đổi từ “không tốt” sang “xuất sắc”, XN creatinin (Jaffe) trên hệ thống AU5800 hiệu năng thay đổi từ “không tốt” sang “tốt".
Abstract:
The survey aimed to evaluate and improve the performance of testing methods of 10 biochemistry assays on AU5800 (Beckman Coulter) and cobas c503 (Roche Diagnostics) by Sigma metrics. Cross-sectional study. Ten biochemistry assays: glucose, urea, creatinine (Jaffe), cholesterol, triglycerides, AST, GGT, uric acid, HDL-Cho, total bilirubin. Collect internal and external inspection data on 2 devices under the same laboratory conditions, same test materials, at the same time from January to March 2024, calculate Sigma value. Evaluate performance and take improvement action on low-performing tests. On the AU5800 analyzer, 5 out of 10 tests (urea, creatinine, cholesterol, HDL-cholesterol, and total bilirubin) had Sigma values less than 3; 2 out of 10 tests (glucose and AST) had Sigma values between 3 and 6; and 3 out of 10 tests (triglycerides, GGT, and uric acid) had Sigma values greater than 6. On the Cobas c503 analyzer, 1 out of 10 tests (creatinine) had a Sigma value less than 3; 4 out of 10 tests (urea, cholesterol, AST, and total bilirubin) had Sigma values between 3 and 6; and 5 out of 10 tests (glucose, triglycerides, GGT, uric acid, and HDL-cholesterol) had Sigma values greater than 6. The tests with “acceptable to excellent” performance accounted for 50% on the AU5800 analyzer and 90% on the Cobas c503. The creatinine test (Jaffe method) showed “not good” performance on both systems. After improvement by switching to the enzymatic method on the c503 system, its performance changed from “not good” to “excellent.” On the AU5800 system, the performance of the creatinine (Jaffe) test improved from “not good” to “good".
Báo cáo ca lâm sàng
UNG THƯ RUỘT THỪA XÂM LẤN THÀNH BỤNG: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI
APPENDICEAL CANCER INVADING THE ABDOMINAL WALL: A CASE REPORT AND LAPAROSCOPIC SURGICAL MANAGEMENT
Trang 125-127
Lượt tải: 5 Lượt xem: 9
Ung thư ruột thừa là bệnh lý hiếm gặp, thường được chẩn đoán muộn do triệu chứng không đặc hiệu. Chúng tôi báo cáo một trường hợp ung thư ruột thừa xâm lấn thành bụng để đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi và chiến lược điều trị đa mô thức. Bệnh nhân nam 60 tuổi nhập viện vì đau âm ỉ hố chậu phải kéo dài 2 tháng, sụt 3kg. Chẩn đoán hình ảnh xác định khối u ruột thừa 6x8cm xâm lấn thành bụng và manh tràng, gây bán tắc ruột. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải kèm nạo hạch D2. Kết quả giải phẫu bệnh xác nhận carcinom tuyến biệt hóa vừa, di căn 12/17 hạch và dịch phúc mạc (giai đoạn IVB). Hậu phẫu ổn định, bệnh nhân xuất viện sau 7 ngày và được chỉ định hóa trị bổ trợ. Sau 3 tuần theo dõi, tình trạng bệnh nhân ổn định. Ca lâm sàng này nhấn mạnh tầm quan trọng của chẩn đoán sớm và phẫu thuật triệt để, kết hợp với điều trị bổ trợ, trong việc cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân ung thư ruột thừa giai đoạn muộn.
Abstract:
Appendiceal cancer is a rare condition, often diagnosed late due to nonspecific symptoms. We report a case of appendiceal cancer invading the abdominal wall to evaluate the effectiveness of laparoscopic surgery and a multimodal treatment strategy. A 60-year-old male patient was admitted with persistent right iliac fossa pain for 2 months and a 3kg weight loss. Imaging confirmed an 6x8cm appendiceal tumor invading the abdominal wall and cecum, causing partial bowel obstruction. The patient underwent laparoscopic right hemicolectomy with D2 lymphadenectomy. Pathology confirmed moderately differentiated adenocarcinoma with metastases to 12/17 lymph nodes and peritoneal fluid (stage IVB). Postoperative recovery was uneventful, and the patient was discharged on day 7 with adjuvant chemotherapy scheduled. After 3 weeks of follow-up, the patient remained stable. This case highlights the importance of early diagnosis and radical surgery, combined with adjuvant therapy, in improving outcomes for patients with advanced-stage appendiceal cancer.
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP SARCOM MỠ SAU PHÚC MẠC TÁI PHÁT
CASE REPORT OF RECURRENT RETROPERITONEAL LIPOSARCOMA
Trang 128-131
Lượt tải: 1 Lượt xem: 12
Sarcoma mô mỡ sau phúc mạc là một bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 15% các u mô mềm ở người lớn và có tỷ lệ tái phát cao. Chúng tôi báo cáo một trường hợp u sau phúc mạc tái phát để đánh giá và xem xét các định hướng trong điều trị. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 45 tuổi có tiền căn phẫu thuật cắt u sarcoma mô mỡ sau phúc mạc vùng chậu kích thước lớn (23x12cm) vào năm 2020, có biệt hóa tốt (Grade I) nhưng có tế bào u ở nang buồng trứng (giai đoạn IIIB). Sau 3 năm theo dõi, bệnh nhân được phát hiện tái phát u ở vùng cực dưới thận phải kích thước 37x38mm trên CTscan. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u tái phát với diện cắt âm tính (R0), kết quả giải phẫu bệnh xác nhận sarcoma mô mỡ biệt hóa tốt (Grade I). Sau 9 tháng theo dõi, chưa ghi nhận tái phát. Ca lâm sàng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi định kỳ sau phẫu thuật, giúp phát hiện sớm tái phát khi khối u còn nhỏ, tăng khả năng điều trị triệt để và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.
Abstract:
Retroperitoneal liposarcoma is a rare condition, accounting for approximately 15% of adult soft tissue tumors and has a high recurrence rate. We report a case of recurrent retroperitoneal tumor to evaluate and review treatment approaches. We report a case of a 45-year-old female with a history of surgical resection of a large pelvic retroperitoneal liposarcoma (23x12cm) in 2020, which was well-differentiated (Grade I) but had tumor cells in an ovarian cyst (Stage IIIB). After 3 years of follow-up, the patient was found to have a tumor recurrence at the lower pole of the right kidney measuring 37x38mm on CT scan. The patient underwent complete surgical resection of the recurrent tumor with negative margins (R0), and pathology confirmed well-differentiated liposarcoma (Grade I). After 9 months of followup, no recurrence has been detected. This case emphasizes the importance of regular postoperative follow-up, which helps detect early recurrence when tumors are still small, increases the possibility of complete treatment, and improves patient prognosis.
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP: PHẪU THUẬT TÁI TẠOTHÀNH BỤNG ĐA VẬT LIỆU SAU CẮT U CƠ SỢI LỚN THÀNH BỤNG
CASE REPORT: MULTI-MATERIAL ABDOMINAL WALL RECONSTRUCTION SURGERY AFTER MASSIVE DESMOID TUMOR RESECTION
Trang 132-135
Lượt tải: 1 Lượt xem: 9
U sợi quá phát (u Desmoid) thành bụng là khối u hiếm gặp, có tính xâm lấn tại chỗ và tỷ lệ tái phát cao. Nghiên cứu này báo cáo trường hợp phẫu thuật cắt u lớn và tái tạo thành bụng bằng kết hợp lưới nhân tạo và mô tự thân, nhằm đánh giá hiệu quả về mặt chức năng và thẩm mỹ. Bệnh nhân nam 29 tuổi, phát hiện khối u thành bụng kích thước 10x15cm, được chẩn đoán u Desmoid qua sinh thiết. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ khối u, tạo khuyết hổng lớn và tái tạo thành bụng bằng lưới nhân tạo IPOM kết hợp vạt cơ thẳng bụng và vạt cân. Giải phẫu bệnh xác nhận u Desmoid với diện cắt âm tính (R0). Bệnh nhân xuất viện sau 7 ngày, không biến chứng nghiêm trọng. Sau 1 năm theo dõi, kết quả đạt được về thẩm mỹ, chức năng vận động và không ghi nhận tái phát. Phẫu thuật cắt u Desmoid kết hợp tái tạo thành bụng đa vật liệu là phương pháp khả thi, đảm bảo kết quả lâu dài về chức năng và thẩm mỹ. Ca lâm sàng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn phương pháp tái tạo phù hợp cho khuyết hổng lớn sau phẫu thuật.
Abstract:
Abdominal wall aggressive fibromatosis (Desmoid tumor) is a rare, locally invasive tumor with a high recurrence rate. This study reports a case of surgical resection of a large tumor and multi-material abdominal wall reconstruction, evaluating functional and aesthetic outcomes. A 29-year-old male presented with a 10x15cm abdominal wall mass, diagnosed as Desmoid tumor via biopsy. The patient underwent complete tumor resection, resulting in a significant abdominal defect. Reconstruction was performed using a combination of intraperitoneal onlay mesh (IPOM), rectus abdominis muscle flap, and fascia flap. Pathology confirmed R0 resection. The patient was discharged on day 7 without major complications. At 1-year follow-up, results showed excellent aesthetic and functional recovery with no recurrence. Surgical resection of Desmoid tumors combined with multi-material abdominal wall reconstruction is a feasible approach, ensuring long-term functional and aesthetic success. This case highlights the importance of selecting appropriate reconstruction techniques for large post-resection defects.
U TỦY THƯỢNG THẬN BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Ở NGƯỜI CAO TUỔI: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
PHEOCHROMOCYTOMA PRESENTING AS ACUTE CORONARY SYNDROME IN AN ELDERLY PATIENT: A CASE REPORT FROM THONG NHAT HOSPITAL
Trang 136-141
Lượt tải: 9 Lượt xem: 18
U tủy thượng thận là một nguyên nhân nội tiết hiếm gặp gây tăng huyết áp thứ phát. Việc chẩn đoán xác định nguyên nhân này yêu cầu kết hợp các xét nghiệm sinh hóa và hình ảnh học. Điều trị tăng huyết áp do u tủy thượng thận cần lựa chọn thuốc phù hợp và phẫu thuật để loại trừ khối u tuyến thượng thận. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì đau ngực và được chẩn đoán ban đầu là hội chứng vành cấp. Chụp động mạch vành xâm lấn không ghi nhận tắc hẹp có ý nghĩa. Các xét nghiệm sau đó chẩn đoán xác định bệnh nhân có u tủy thượng thận. Bệnh nhân được điều trị nội khoa và ngoại khoa cắt bỏ thành công khối u. Dữ liệu y khoa của bệnh nhân này chia sẻ kinh nghiệm trong việc phối hợp đa chuyên khoa trong chuẩn đoán và điều trị u tủy thượng thận tại bệnh viện Thống Nhất.
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ ĐÙI: VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG XÁC ĐỊNH CHẨN ĐOÁN
A CASE OF FEMORAL HERNIA: ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY FOR ACCURATE DIAGNOSIS.
Trang 142-146
Lượt tải: 0 Lượt xem: 9
Thoát vị đùi là dạng thoát vị hiếm gặp nhưng nguy cơ biến chứng cao, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý vùng bẹn khác. Chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là cắt lớp vi tính (CLVT), đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và phân biệt thoát vị đùi với thoát vị bẹn và các bệnh lý khác vùng bẹn. Dấu hiệu hình ảnh quan trọng trên CLVT giúp phân biệt thoát vị đùi so với thoát vị bẹn là khối thoát vị đùi ở vị trí bên ngoài so với củ mu và tĩnh mạch đùi cùng bên thường bị chèn ép. Ngoài ra CLVT còn giúp phát hiện sớm các biến chứng của thoát vị đùi như thoát vị nghẹt, tắc ruột hoặc hoại tử ruột, từ đó định hướng xử trí kịp thời và hiệu quả. Trường hợp lâm sàng được trình bày minh họa rõ ràng vai trò quan trọng của CLVT trong chẩn đoán thể thoát vị thành bụng ít gặp này.
Abstract:
Femoral hernia is a rare type of hernia with a high risk of complications, commonly seen in elderly women and often mistaken for other groin pathologies. Imaging, particularly computed tomography (CT), plays a crucial role in detecting and differentiating femoral hernias from inguinal hernias and other groin conditions. Key CT imaging findings distinguishing femoral hernias from inguinal hernia are the location of the hernia sac lateral to the pubic tubercle and associated compression of the ipsilateral femoral vein. Additionally, CT can help detect complications of femoral hernias such as incarceration, bowel obstruction, or bowel ischemia, thereby guiding timely and effective management. The presented clinical case clearly illustrates the important role of CT in diagnosing this uncommon type of abdominal wall hernia.