LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH THẬN MẠN: TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

OSTEOPOROSIS IN ELDERLY PATIENTS WITH CHRONIC KIDNEY DISEASE: PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS

Nguyễn Minh Quân 1 , , Võ Tam 2
1 Bệnh viện Thống Nhất image/svg+xml
2 Đại học Huế image/svg+xml
* Tác giả liên hệ:

Thông tin bài viết

Thống kê
Lượt tải: 1 Lượt xem: 9
Xuất bản
10-07-2025
Chuyên mục
Nghiên cứu gốc

Tải bài viết

Cách trích dẫn

1.
Minh Quân N, Tam V. LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH THẬN MẠN: TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG. JHA [Internet]. Vietnam; 2025 tháng 7 10 [cited 2025 tháng 7 22];1(3):47–53. https://tcsuckhoelaohoa.vn/bvtn/article/view/60 doi: 10.63947/bvtn.v1i3.5
Loading...
Đang tải trích dẫn...

Tóm tắt

Loãng xương là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thậnmạn (BTM), đặc biệt tại các vị trí dễ gãy xương như cổ xương đùi. Việc tầm soát loãng xương ở nhóm đối tượng này vẫn chưa được chú trọng đầy đủ trong thực hành lâm sàng, đặc biệt tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ≥70 tuổi mắc BTM.Nghiên cứu cắt ngang trên 76 bệnh nhân ≥70 tuổi mắc BTM giai đoạn 3–5 (47 bệnh nhân chưa lọc máu, 29 bệnh nhân lọc máu chu kỳ) tại Bệnh viện Thống Nhất từ 9/2022-6/2024. Bệnh nhân được thu thập dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng và đo mật độ xương (MĐX) tại 3 vị trí: cột sống thắt lưng (CSTL), toàn bộ xương đùi (TBXĐ), và cổ xương đùi (CXĐ). Hồi quy logistic xác định yếu tố dự đoán loãng xương, đánh giá độ chính xác qua AUC. Tỷ lệ loãng xương chung là 43,4%, cao nhất tại CXĐ (40,8%). MĐX  trung bình tại CXĐ (0,559 ± 0,147 g/cm²) thấp hơn đáng kể so với TBXĐ (0,713 ± 0,168) và CSTL (0,901 ± 0,209; p < 0,001). Các yếu tố bảo vệ độc lập gồm giới tính nam (OR = 0,082; p < 0,001) và BMI cao (OR = 0,670; p = 0,004). Lọc máu chu kỳ là yếu tố nguy cơ độc lập (OR = 4,368; p = 0,027). Mô hình dự báo ba biến này đạt AUC = 0,89. Bệnh nhân ≥70 tuổi mắc BTM, đặc biệt nữ giới, có BMI thấp và đang lọc máu chu kỳ, có nguy cơ loãng xương cao, nhất là tại cổ xương đùi. Đo MĐX nên được đưa vào tầm soát thường quy để can thiệp sớm.

Từ khóa

loãng xương bệnh thận mạn người cao tuổi

Tài liệu tham khảo

  1. Moe S, Drüeke T, Cunningham J, Goodman W, Martin K, Olgaard K, et al. Definition, evaluation, and classification of renal osteodystrophy: a position statement from Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO). Kidney Int. 2006 Nov;69(11):1945–53. DOI: https://doi.org/10.1038/sj.ki.5000414
  2. Sidibé A, Auguste D, Desbiens LC, Fortier C, Wang YP, Jean S, et al. Fracture risk in dialysis and kidney transplanted patients: a systematic review. JBMR Plus. 2019 Jan;3(1):45–55. DOI: https://doi.org/10.1002/jbm4.10067
  3. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) CKD–MBD Work Group. KDIGO clinical practice guideline for the diagnosis, evaluation, prevention, and treatment of Chronic Kidney Disease–Mineral and Bone Disorder (CKD–MBD). Kidney Int Suppl. 2009 Aug;(113):S1–130.
  4. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) CKD–MBD Update Work Group. KDIGO 2017 clinical practice guideline update for the diagnosis, evaluation, prevention, and treatment of Chronic Kidney Disease–Mineral and Bone Disorder (CKD–MBD). Kidney Int Suppl (2011). 2017 Mar;7(1):1–59. DOI: https://doi.org/10.1016/j.kisu.2017.04.001
  5. Kang DH, Park CH, Kim HW, Park JT, Han SH, Kim J, et al. Kidney function and bone mineral density in chronic kidney disease patients. Clin Kidney J. 2024;17(9):sfae248. DOI: https://doi.org/10.1093/ckj/sfae248
  6. Nazzal Z, Khader S, Zawyani H, Abdallah M, Sawalmeh O, Hamdan Z. Bone mineral density in Palestinian patients with end-stage renal disease and the related clinical and biochemical factors: cross-sectional study. PLoS One. 2020 Nov;15(11):e0241201. DOI: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0241201
  7. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO). Chapter 1: definition and classification of CKD. Kidney Int Suppl (2011). 2013 Jan;3(1):19–62. DOI: https://doi.org/10.1038/kisup.2012.64
  8. Lu S, Robyak K, Zhu Y. The CKD–EPI 2021 equation and other creatinine-based race-independent eGFR equations in chronic kidney disease diagnosis and staging. J Appl Lab Med. 2023 Sep;8(5):952–61. DOI: https://doi.org/10.1093/jalm/jfad047
  9. WHO Scientific Group on the Assessment of Osteoporosis at Primary Health Care Level. Summary meeting report. Geneva: World Health Organization; 2004.
  10. Nguyễn Thanh Minh. Nghiên cứu rối loạn xương, khoáng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ [dissertation]. Huế: Đại học Y Dược, Đại học Huế; 2021.
  11. Nguyễn Thị Dững, Võ Tam. Loãng xương và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lọc máu định kỳ. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2015;(24):50–7.
  12. Najar MS, Mir MM, Muzamil M. Prevalence of osteoporosis in patients with chronic kidney disease (stages 3–5) in comparison with age- and sex-matched controls: a study from Kashmir Valley tertiary care center. Saudi J Kidney Dis Transpl. 2017 May;28(3):538–44. DOI: https://doi.org/10.4103/1319-2442.206439
  13. Uhlinova J, Kuudeberg A, Metsküla K, Lember M, Rosenberg M. Significant associations between bone mineral density and vascular calcification in patients with different stages of chronic kidney disease. BMC Nephrol. 2022 Oct;23(1):327. DOI: https://doi.org/10.1186/s12882-022-02955-9
  14. Bạch Thị Nhớ, Trần Thị Tô Châu, Đặng Thị Việt Hà. Khảo sát mật độ xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện 19-8. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;(527-1B):359–62. DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v527i1B.5817
  15. Huang T, He Y, Li Y, Zhang H, Wang Q, Gao Y. The relationship between serum fibroblast growth factor 23 and Klotho protein and low bone mineral density in middle-aged and elderly patients with end-stage renal disease. Horm Metab Res. 2024 Feb;56(2):142. DOI: https://doi.org/10.1055/a-2168-5089

Giấy phép

© 2025 Tác giả. Xuất bản bởi Tạp chí Sức khỏe và Lão hóa.