KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁI THÔNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

RECANALIZATION OUTCOMES IN ACUTE ISCHEMIC STROKE PATIENTS AT THONG NHAT HOSPITAL AND ASSOCIATED FACTORS

Trần Minh Quang 1 , , Nguyễn Thị Phương Nga 1
1 Bệnh viện Thống Nhất image/svg+xml
* Tác giả liên hệ:

Thông tin bài viết

Thống kê
Lượt tải: 5 Lượt xem: 12
Xuất bản
10-07-2025
Chuyên mục
Nghiên cứu gốc

Tải bài viết

Cách trích dẫn

1.
Minh Quang T, Thị Phương Nga N. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁI THÔNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. JHA [Internet]. Vietnam; 2025 tháng 7 10 [cited 2025 tháng 7 22];1(3):87–94. https://tcsuckhoelaohoa.vn/bvtn/article/view/67 doi: 10.63947/bvtn.v1i3.12
Loading...
Đang tải trích dẫn...

Tóm tắt

Tái thông mạch máu sớm trong nhồi máu não cấp là chiến lược hiệu quả, giúp phục hồi thần kinh, nhưng kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đặc điểm nền của bệnh nhân. Đánh giá hiệu quả tái thông và khảo sát các yếu tố liên quan đến cải thiện thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp. Mô tả hồi cứu trên 186 bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2024 đến tháng 03/2025. Phân tích lâm sàng (NIHSS, mRS), mức độ tái thông (TICI) và các yếu tố liên quan. Tỉ lệ cải thiện NIHSS ≥4 điểm cao ở nhóm lấy huyết khối đơn thuần và nhóm bridging lần lượt là 80,7% và 90,3%. Tỷ lệ tái thông TICI 3 cao nhất ở nhóm bridging (64,5%). Điểm mRS xuất viện 0–2 cao nhất ở nhóm tiêu huyết khối đơn thuần (80,6%). Các yếu tố liên quan đến cải thiện chức năng thần kinh gồm: mRS nền 0–2 (p=0,016), huyết áp trước can thiệp (p<0,05), điểm NIHSS ban đầu (p=0,004), glucose máu trước can thiệp (p=0,003), mức độ tái thông (p=0,048), và chuyển dạng xuất huyết (p=0,001). Phối hợp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết khối cải thiện chức năng thần kinh nhiều nhất. Nhiều yếu tố nền giúp dự báo tiên lượng và cần được đánh giá trước can thiệp.

Từ khóa

nhồi máu não cấp tiêu huyết khối can thiệp nội mạch NIHSS mRS TICI

Tài liệu tham khảo

  1. Goyal M, Menon BK, van Zwam WH, et al. Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: a meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet. 2016;387(10029):1723–1731.
  2. Saver, Jeffrey L., et al. "Stent-retriever thrombectomy after intravenous t-PA vs. t-PA alone in stroke." New England Journal of Medicine 372.24 (2015): 2285-2295.
  3. Campbell BC, Mitchell PJ, Yan B, et al. Endovascular therapy for ischemic stroke with perfusion-imaging selection. N Engl J Med. 2015;372(11):1009–1018.
  4. Saver JL, Goyal M, Bonafe A, et al. Stent-Retriever Thrombectomy after Intravenous t-PA vs. t-PA Alone in Stroke. N Engl J Med. 2015;372(24):2285–2295. (SWIFT PRIME)
  5. Berkhemer OA, Fransen PS, Beumer D, et al. A randomized trial of intraarterial treatment for acute ischemic stroke. N Engl J Med. 2015;372(1):11–20.
  6. Yamamoto H, Matsumaru Y, Nakamura M, et al. Endovascular therapy for acute stroke with a large ischemic region. N Engl J Med. 2022;386(14):1303–1313. (RESCUE-Japan LIMIT)
  7. Hacke W, Kaste M, Bluhmki E, et al. Thrombolysis with alteplase 3 to 4.5 hours after acute ischemic stroke. N Engl J Med. 2008;359(13):1317–1329. (ECASS III)
  8. Albers GW, Marks MP, Kemp S, et al. Thrombectomy for stroke at 6 to 16 hours with perfusion imaging. N Engl J Med. 2018;378(8):708–718. (DEFUSE 3)
  9. Mueller-Kronast NH, Zaidat OO, Froehler MT, et al. Systematic Evaluation of Patients Treated With Neurothrombectomy Devices for Acute Ischemic Stroke: Primary Results of the STRATIS Registry. Stroke. 2017 Oct;48(10):2760-2768. doi: 10.1161/STROKEAHA.117.016456. Epub 2017 Aug 22. PMID: 28830971.

Giấy phép

© 2025 Tác giả. Xuất bản bởi Tạp chí Sức khỏe và Lão hóa.