KHẢO SÁT TỶ LỆ ALBUMIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

SURVEY OF URINARY ALBUMIN RATE IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AND TYPE 2 DIABETES

Trần Thiện Đức 1 , , Nguyễn Văn Bé Hai 1 , Dương Thị Trang 1 , Nguyễn Thị Phương Dung 1 , Nguyễn Thuỳ Dung 1
1 Bệnh viện Thống Nhất image/svg+xml
* Tác giả liên hệ:

Thông tin bài viết

Thống kê
Lượt tải: 1 Lượt xem: 8
Xuất bản
10-07-2025
Chuyên mục
Nghiên cứu gốc

Tải bài viết

Cách trích dẫn

1.
Thiện Đức T, Văn Bé Hai N, Thị Trang D, Thị Phương Dung N, Thuỳ Dung N. KHẢO SÁT TỶ LỆ ALBUMIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2. JHA [Internet]. Vietnam; 2025 tháng 7 10 [cited 2025 tháng 7 21];1(3):104–109. https://tcsuckhoelaohoa.vn/bvtn/article/view/70 doi: 10.63947/bvtn.v1i3.15
Loading...
Đang tải trích dẫn...

Tóm tắt

Albumin niệu là một chỉ dấu quan trọng giúp phát hiện sớm tổn thương thận và nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, ngay cả khi mức lọc cầu thận (eGFR) vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên, dữ liệu về tỷ lệ hiện mắc albumin niệu trong dân số Việt Nam còn hạn chế. Đánh giá tỷ lệ hiện mắc albumin niệu và các yếu tố lâm sàng liên quan ở bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 và/hoặc tăng huyết áp có eGFR ≥60 mL/phút/1,73m². Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 209 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Các đặc điểm lâm sàng, tình trạng kiểm soát huyết áp, và dữ liệu xét nghiệm bao gồm tỷ lệ albumin/creatinin nước tiểu (UACR) được thu thập. Albumin niệu được định nghĩa là UACR ≥30 mg/g, gồm microalbumin niệu (30–299 mg/g) và macroalbumin niệu (≥300 mg/g). Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan với albumin niệu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 68,04 ± 13,94 tuổi, trong đó 38,8% mắc đái tháo đường type 2. Tỷ lệ albumin niệu chung là 27,7%, bao gồm 16,7% albumin niệu vi thể và 11,0% albumin niệu đại thể. Có 58,7% bệnh nhân được kiểm soát huyết áp. Chỉ 42,5% bệnh nhân đái tháo đường đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết. Albumin niệu đại thể phổ biến hơn đáng kể ở nhóm không kiểm soát huyết áp (18,6% so với 5,7%, p < 0,01). Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa albumin niệu và tuổi, giới, thừa cân/béo phì hoặc bệnh tim mạch xơ vữa. Albumin niệu phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, đặc biệt ở nhóm kiểm soát huyết áp kém. Kết quả này cho thấy cần thiết xét nghiệm albumin niệu định kỳ và điều trị sớm bằng các thuốc thận để ngăn ngừa biến chứng ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao tại Việt Nam.

Từ khóa

Albumin niệu đái tháo đường type 2 tăng huyết áp bệnh thận mạn UACR

Tài liệu tham khảo

  1. Jager KJ, Kovesdy C, Langham R, Rosenberg M, Jha V, Zoccali C. A single number for advocacy and communication-worldwide more than 850 million individuals have kidney diseases. Nephrology, dialysis, transplantation : official publication of the European Dialysis and Transplant Association - European Renal Association. 2019;34:1803-5.
  2. Kovesdy CP. Epidemiology of chronic kidney disease: an update 2022. Kidney international supplements. 2022;12:7-11.
  3. KDIGO 2024 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease. Kidney international. 2024;105:S117-s314.
  4. Barzilay JI, Farag YMK, Durthaler J. Albuminuria: An Underappreciated Risk Factor for Cardiovascular Disease. Journal of the American Heart Association. 2024;13:e030131.
  5. Matsushita K, van der Velde M, Astor BC, Woodward M, Levey AS, de Jong PE, et al. Association of estimated glomerular filtration rate and albuminuria with all-cause and cardiovascular mortality in general population cohorts: a collaborative meta-analysis. Lancet (London, England). 2010;375:2073-81.
  6. Matsushita K, Coresh J, Sang Y, Chalmers J, Fox C, Guallar E, et al. Estimated glomerular filtration rate and albuminuria for prediction of cardiovascular outcomes: a collaborative meta-analysis of individual participant data. The lancet Diabetes & endocrinology. 2015;3:514-25.
  7. Shlipak MG, Tummalapalli SL, Boulware LE, Grams ME, Ix JH, Jha V, et al. The case for early identification and intervention of chronic kidney disease: conclusions from a Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Controversies Conference. Kidney international. 2021;99:34-47.
  8. Shin JI, Chang AR, Grams ME, Coresh J, Ballew SH, Surapaneni A, et al. Albuminuria Testing in Hypertension and Diabetes: An Individual-Participant Data Meta-Analysis in a Global Consortium. Hypertension (Dallas, Tex : 1979). 2021;78:1042-52.
  9. Fici F, Bakir EA, Beyaz S, Makel W, Robles NR. PAIT-survey-Prevalence of albuminuria in patients with diabetes and hypertension in Turkey. Primary care diabetes. 2018;12:558-64.
  10. Lê CT, Trần TTT, Trần TN. TỶ LỆ MICROALBUMIN NIỆU DƯƠNG TÍNH VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MICROALBUMIN NIỆU DƯƠNG TÍNH, CHỈ SỐ MICROALBUMIN/ CREATININ Ở MẪU NƯỚC TIỂU NGẪU NHIÊN VỚI MỨC LỌC CẦU THẬN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;529.
  11. Hường PT, Phương PT, Phúc NQ. Nghiên cứu đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 phát hiện trong năm đầu. Nội tiết và đái tháo đường. 2023;69.

Giấy phép

© 2025 Tác giả. Xuất bản bởi Tạp chí Sức khỏe và Lão hóa.